Theo xu hướng thiết kế nội thất bếp hiện nay, mặt bàn bếp luôn được thiết kế hiện đại, đa dạng về mẫu mã, kích thước. Hầu hết, để đáp ứng thẩm mỹ, bàn bếp đều được làm từ đá. Các loại đá bàn bếp khác nhau tạo nên sự sang trọng, sạch sẽ và thuận lợi trong việc lau chùi. Sau đây là những loại đá ốp bếp được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế.
Đá Marble (Đá cẩm thạch)
Bàn bếp từ đá Marble luôn giúp cho gian bếp trở nên sang trọng và thanh lịch hơn. Đá Marble có nguồn gốc từ đá vôi, mềm và xốp, có nhiều màu sắc, vân đá tự nhiên, độc đáo. Ngoài sử dụng làm đá bàn bếp, đá marble cũng được dùng để lát sàn phòng khách, sảnh khách sạn hay phòng ngủ.

Ưu điểm
Hệ vân đá Marble tự nhiên luôn khác nhau, không trùng lặp. Chính hệ vân tự nhiên, mềm mại, sang trọng như một bức vẽ khiến đây là loại đá được yêu thích nhất trong thiết kế không gian hiện đại. Bên cạnh đó, đá Marble còn có độ bền cao, chịu nhiệt tốt, thích hợp với nhiều vùng khí hậu.
Nhược điểm
Tuy có độ cứng cao nhưng với cấu tạo xốp đá bàn bếp marble vẫn dễ dàng bị vỡ trong quá trình vận chuyển và sử dụng. Loại đá này cũng dễ phản ứng với axit trong thức ăn hoặc đồ uống khi làm đá ốp bếp, tạo nên những đường chuyển màu xấu xí trên bề mặt. Do vậy, cần phải kỹ lưỡng và cẩn thận trong quá trình sử dụng.
Đá Granite (Đá hoa cương)
Đá Granite có cấu trúc tinh thể hạt, nên nhìn bề ngoài nó thường có các hạt lấm tấm. Đá Granite có từ màu hồng đến màu xám tối và đen, tùy vào thành phần hóa học và khoáng vật cấu tạo nên đá.
Ưu điểm
Đá Granite có nhiều hoa văn khác nhau giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn mẫu đá bàn bếp yêu thích. Bề mặt đá dễ dàng làm sạch khi bị vấy bẩn bởi thức ăn, đồ uống. Khả năng chịu nhiệt cao và đảm bảo an toàn trong khi sơ chế, nấu nướng thức ăn. Đá Granite cũng có khổ đá lớn, hạn chế cắt ghép trong quá trình gia công, tăng tính thẩm mỹ.
Nhược điểm
Mặc dù bền bỉ trước các tác động vật lý, hóa học, đá Granite tương đối nặng và cứng khiến việc vận chuyển, lắp đặt khó khăn, đòi hỏi sự cẩn thận. Đá bàn bếp từ Granite rất khó trầy xước, nhưng khi đã bị trầy thì khó để phục hồi lại.
Đá nhân tạo
Cuối cùng là đá nhân tạo được pha trộn từ bột đá, bột thạch anh và các loại phụ gia, sau đó gia công theo dây chuyền hiện đại. Do đặc tính dễ uốn cong nên các loại đá ốp bếp nhân tạo trên thị trường cực kỳ phong phú và đa dạng về màu sắc và họa tiết.
Ưu điểm
Đá bàn bếp nhân tạo thành phẩm đã được đánh bóng nên khả năng chống thấm và chống bụi bẩn rất tốt. Độ chịu lực tốt, độ bền cao, có thể điêu khắc cả họa tiết mong muốn. Gần như không có độ rỗng như đá tự nhiên, đá nhân tạo cực kỳ dễ bảo dưỡng và khó bị trầy xước.
Nhược điểm
Đá ốp bếp nhân tạo dễ bị tác động của môi trường nhiệt độ cao phá hủy do có kết cấu acrylic. Khả năng chịu nhiệt tối đa của các loại đá này làm 200 độ C. Do vậy, khi sử dụng, các bạn tránh để các vật dụng có nhiệt độ quá cao trực tiếp lên bề mặt đá bàn bếp nhân tạo.
So với các loại đá tự nhiên, đá nhân tạo có giá thành thường rẻ hơn và đa dạng họa tiết, màu sắc hơn để lựa chọn. Tuy nhiên, đá tự nhiên như Marble và Granite đặc biệt tạo nên sự sang trọng và thanh lịch cho không gian, họa tiết độc nhất vô nhị khiến giá trị không gian trở nên khác biệt. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính, để bạn có thể lựa chọn loại đá bàn bếp phù hợp nhất cho gia đình.
Xem thêm các tin tức khác tại https://gfxtoolkit.com/